Chúng ta đều biết những phần mềm , ứng dụng , bản cập nhật ngày càng nhiều việc windows trở nên chậm hơn theo thời gian là điều không có gì lạ
Sau khi bạn đã sử dụng máy tính được một thời gian và bạn bắt đầu cảm thấy máy tính của mình khởi động chậm dần. Đừng lo hôm nay thongtinz hướng dẫn đến các bạn 8 cách giúp windows 10 của bạn khởi động nhanh hơn.
1. Tắt tính năng fast startup
Tính năng fast startup là một tính năng được tích hợp sẵn trên windows 10
Fast Startup là sự kết hợp giữa chế độ ngủ đông (Hibernate) và quá trình tắt máy (Shutdown). Khi đã bật tính năng Fast Startup, mỗi khi bạn tiến hành tắt máy thì Windows sẽ tiến hành đóng tất cả các ứng dụng và tác vụ người dùng tại thời điểm đó lại, giống như quá trình tắt máy (Shutdown) bình thường.
Hướng dẫn tắt tính năng fast startup
Bước 1: chuột phải vào nút Start và chọn “Power Options”.
Bước 2: Nhấp vào tùy chọn “Additional power settings”.
Bước 3: Nhấp vào tùy chọn “Choose what the power buttons do”.
Bước 4: Nhấp vào “Change settings that are currently unavailable”.
Bước 5: Hủy bỏ đánh dấu ở lựa chọn “Turn on fast startup (recommended)”. Sau đó hãy nhấn “Save changes” để thay đổi có hiệu lực.
Lưu ý : Khi bạn chưa kích hoạt tính năng Hibernation cho hệ thống thì phần lớn bạn chưa tắt mở được tính năng fast startup ( fast boot)
Hướng dẫn kích hoạt Hibernation :
Bước 1: click chuột phải vào biểu tượng windows dưới góc trái > gõ Command Prompt và chạy dưới quyền admin (run as administrator) hoặc Win`dows PowerShell (Admin)
Bước 2: Gõ dòng lệnh như sau: Powercfg/hibernate on
Bước 3: Sau khi đã bật chế độ ngủ đông thì bạn có thể tùy chọn và tắt mở chức năng Fast Boot.
2. Kiểm tra các chương trình khởi chạy ngầm
Các chương trình startup sẽ chạy ngầm khi bạn khởi động windows điều này sẽ làm windows load nhiều hơn và tất yếu thời gian khởi động sẽ chậm hơn để tắt các ứng dụng startup chạy ngầm này các bạn làm theo hướng dẫn sau :
Bước 1 : Click chuột phải vào Taskbar rồi chọn Task manager
Bước 2 : Chọn sang tab Startup
Bước 3 : Nhấp chuột phải vào ứng dụng bạn không muốn khởi động cùng Windows rồi chọn Disable để chúng không được kích hoạt.
3. Tắt System Restore
Nó giúp chúng ta tự động sao lưu dữ liệu và khôi phục windows về trạng thái tốt nhất khi cần thiết. Tuy nhiên nó cũng gây chiếm một phần bộ nhớ hệ thống. Vì vậy các bạn cần phải biết cách bật tắt cũng như thiết lập system restore sao cho hợp lý
Xem thêm : Chia sẽ key kích hoạt win 10
Hướng Dẫn tắt system restore
Bước 1 : Chuột phải This PC > Properties > Advanced system settings > chọn tab System Protection Tiếp tục chọn vào Configure
Bước 2 : Disable system protection để tắt chức năng System Restore nhé. Sau đó nhấn OK
Bước 3 : Kiểm tra lại ở tab System Protection khi protection setting ổ C là Off nghĩa là đã tắt chế độ sao lưu thành công nhé
4. Tắt Windows Defender – Windows Firewall
Bộ đôi này giúp bảo vệ máy tính khỏi virus , kiểm tra an ninh các gói dữ liệu vào ra trong mạng máy tính của bạn.
Những nếu bạn đã sử dụng phần mềm bảo vệ và diệt virus của bên thứ 3 ( Bitdefender , Avira , Avast ,McAfee…) thì nó trở nên không cần thiết và dư thừa , ta có thể tắt nó để windows có thể khởi động được nhanh hơn
Hướng dẫn tắt windows defender
Hướng Dẫn tắt windows Firewall
- Mở control panel
- chọn Windows Firewall
- Tại Turn Windows Firewall on or off –> chọn turn off và Ok
5. Tắt Hiệu ứng Biểu tượng trong suốt trên windows 10
Hướng Dẫn :
Bước 1 : ở màn hình desktop các bạn chuột phải chọn Personalize
Bước 2 : tắt hết tùy chọn Transparency effects
Bước 3 : bỏ tích 2 ô Start, taskbar, and action center và Title bars.
6. Đặt chế độ hoạt động theo hiệu suất
Hướng Dẫn :
- Chuột phải This PC > Properties > Advanced system settings
- Tại Tab Advanced phần Performance. Chọn Adjust for best performance rồi nhấn OK.
7. Chống phân mảnh các ổ cứng
hệ thống Windows xảy ra lỗi, máy tính quá nóng dẫn đến CPU hoạt động chậm, hoặc hiện tượng phân mảnh ổ cứng đã xuất hiện. Để chống phân mảnh ổ cứng các bạn làm theo hướng dẫn
- Nhấp vào Start > File Explorer.
- Chọn Local Disk (C:), rồi sau đó nhấp chuột phải và chọn Properties.
- Nhấp vào tab Tools, xem phần Optimize and defragment drive, rồi nhấp vào nút Optimize để mở công cụ Optimize Drives.
- Chọn các ổ đĩa, từng cái một, và bấm vào nút Optimize để chống phân mảnh cho từng ổ đĩa.
8. Sử dụng SSD thay cho ổ đĩa HDD
Tới Với phần bạn phải tốn kém chi phí nhưng đây là cách hiệu quả nhất , tốt nhất , nhanh nhất (khởi động window , sử dụng trình duyệt…)
Hiện nay 2020 giá thành của SSD cũng không phải rất mắc như những năm trước 128gb hiện tại có giá dao động từ 500-700k để đổi lại một hiệu năng đáng kinh ngạc
Mời các bạn xem qua video so sánh giữa ssd và hdd :
Bonus : Ngoài ra bạn cũng có thêm những mẹo để windows khởi động tốt hơn như
- dọn dẹp rác
- quét virus định kì
- Xóa bỏ các phần mềm ứng dụng không dùng tới
- Hạn chế cài quá nhiều thứ vào ổ đĩa C
- Cài lại win